Sở hữu 1 bộ sofa là cách khiến không gian phòng khách của bạn trở nên sang trọng, lịch thiệp và trang nhã. Nhưng bạn đã biết cách giữ vẻ đẹp của sofa được bền lâu, tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách bảo quản tối ưu nhất cho ghế sofa da luôn đẹp.
1. Độ ẩm
Hãy đảm bảo rằng chiếc sofa da của bạn luôn được để trong môi trường thoáng khí và khô ráo. Bề mặt da nếu thường xuyên tiếp xúc với hơi nước và độ ẩm cao sẽ dễ bị mốc, gây hư hỏng bên trong, về lâu dài còn ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ.
Tránh đặt sofa sát tường khiến không khí không được lưu thông gây bí ẩm, có thể bật điều hòa ở chế độ làm khô giúp hút ẩm. Dùng những biện pháp hạn chế độ ẩm, kết hợp việc vệ sinh định kỳ, giúp cho vi khuẩn và nấm mốc không có điều kiện để phát triển.
2. Hạn chế ánh nắng trực tiếp:
Sofa da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ gây phá hủy cấu trúc, làm biến đổi bề mặt da, nhanh bị bạc màu, làm da thô cứng và dễ gây ra tình trạng giãn da. Tránh việc đặt sofa cạnh ban công, cửa sổ, nơi tiếp xúc trực tiếp với tia UV hoặc cách chúng tối thiểu 2m. Có thể kết hợp thêm rèm chống nắng giúp điều tiết ánh sáng tự nhiên trong không gian đồng thời hạn chế bụi bẩn hiệu quả hơn.
3. Yếu tố nhiệt độ:
Nhiệt độ phòng lý tưởng là 15-20 độ. Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm đi độ ẩm trên bề mặt da, làm giãn chất liệu và là yếu tố khiến da bị nổ, bong tróc. Da cần được chăm sóc khi tiếp xúc với thời tiết khô nóng lâu ngày để đảm bảo được vẻ đẹp và độ bền của sản phẩm. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp theo thời gian sẽ dễ ảnh hưởng đến độ đàn hồi, bị khô bề mặt da và dễ bị co rút.
4. Vệ sinh định kỳ:
Việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, kịp thời xử lý khi phát hiện vết mốc, giúp sofa trông như mới và bảo vệ được sức khỏe gia đình. Kết hợp cùng việc thoa dầu dưỡng chuyên dụng định kỳ 2 đến 4 lần mỗi năm cho chiếc sofa da của bạn.
Nên sử dụng dung dịch chuyên dụng cho da với nồng độ thấp hoặc dung dịch được nhà sản xuất khuyên dùng. Tránh các chất tẩy rửa mạnh, chúng sẽ nhanh làm hỏng kết cấu của sản phẩm, làm bào mòn và bay màu da.
5. Hạn chế di chuyển, tác động ngoại lực bên ngoài sofa:
Việc di chuyển sẽ dễ làm thay đổi cấu trúc khung bên trong sofa, gây trầy xước, rách làm mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của sản phẩm. Trước khi mua bộ sofa bạn nên chọn một vị trí phù hợp đặt sofa trước để không phải di chuyển sofa nhiều lần. Nếu bề mặt sofa chịu tác động liên tục như: nhún, nhảy, đạp,… sẽ làm da bị bong tróc, mất đi độ đàn hồi, biến dạng và khó phục hồi lại hình dáng ban đầu.
Một bộ sofa da thường có tuổi thọ trung bình trong khoảng 10-15 năm, nếu bảo quản đúng cách thậm chí có thể lên đến 20 năm. Tìm hiểu và nắm rõ các loại, đặc điểm của bộ sofa, từ đó đưa ra cách sử dụng và bảo quản phù hợp nhất.